Ngành, nghề kinh doanh cần có giấy phép con
Khi có ý định bước vào con đường kinh doanh, ngoài việc tìm hiểu về thị trường, nhu cầu, nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực…cho sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp, nhà đầu tư còn cần phải nắm được những quy định quan trọng của Pháp luật trước khi tiến hành thủ tục Thành lập Doanh nghiệp và đi vào hoạt động. Trong đó, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một lưu ý quan trọng để giúp những nhà đầu tư có thể tiến hành các thủ tục kéo theo sau đó. Những ngành nghề kinh doanh này cần được đáp ứng các điều kiện riêng biệt khác vì lý do an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Do đó, thủ tục để được kinh doanh những ngành nghề này cũng có điểm khắc khe hơn so với những ngành nghề kinh doanh thông thường, tuy nhiên cũng không bị pháp luật nghiêm cấm. Bài viết sau đây đề cập đến quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp 2014 và luật khác có liên quan.
Từ đầu tháng 7/2016, việc ban hành những nghị định mới đã xóa bỏ hơn 3.000 ngành, nghề cần có Giấy phép con, tiêu biểu như trong lĩnh vực tư vấn du học, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hội nhập của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn về Giấy phép con như:
- Doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết chính xác và đầy đủ về điều kiện để được cấp Giấy phép con và thủ tục xin cấp Giấy phép con. Do những quy định về điều kiện và thủ tục này được quy định trong những văn bản khác nhau như Luật, Nghị định, Thông tư hay Công văn hướng dẫn nên doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại trong việc nắm bắt thông
- Có những thủ tục được Luật quy định nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến sự chậm trễ và bối rối cho doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục này. Thêm vào đó, tình trạng thay đổi thủ tục do ban hành Luật mới là điều không thể tránh khỏi. Trong thời gian Luật mới bắt đầu có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn khi muốn xin Giấy phép con cho ngành, nghề kinh doanh của mình và phải chờ đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng.
- Yêu cầu về điều kiện kinh doanh của một số ngành khá khắt khe, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể đáp ứng hết như: yêu cầu về nhân lực, trình độ lao động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, năng lực quản lý…Ví dụ như ngành đưa người Việt Nam sang nước ngoài để làm việc (“xuất khẩu lao động”), doanh nghiệp cần có vốn pháp định là 05 tỷ và ký quỹ 01 tỷ cùng những quy định khác về nhân sự, trình độ của người đứng đầu…
-Sen Office-